Tóm tắt nội dung [Ẩn]
Sinh lão bệnh tử là quy luật tồn tại muôn đời của con người. Mặc dù đã biết sẽ có lúc chúng ta phải chia ly người thân. Nhưng không ai có thể tránh khỏi cảm giác bàng hoàng và đau thương tột cùng. Tuy nhiên, người ở lại cần nhanh chóng lấy lại tinh thần và tổ chức hậu sự chu toàn tiễn đưa người mất. Cùng traihomgiakhang.com tìm hiểu việc xem đám ma và nghi thức tổ chức tang lễ thông qua bài viết sau đây nhé!
Từ trước đến nay, tổ chức tang lễ luôn là sự kiện trọng đại của mỗi gia đình. Trong những giây phút tiễn đưa người thân ra đi, gia quyến cần thực hiện nghi thức tẩy trần cho họ. Quá trình tẩy trần là cách tắm gội cho người mất bằng rượu hoặc nước lá thơm. Sau đó con cháu sẽ cắt gọn móng tay, móng chân và gói lại đặt vào quan tài cẩn thận.
Người mất được mặc một bộ trang phục màu mới do gia đình chuẩn bị từ trước. Nếu gia đình tín ngưỡng Phật giáo thì người mất sẽ mặc bộ lục phù, tức bộ quần áo có in dấu nhà Phật. Người thân sẽ buộc hai ngón chân cái của người mất lại. Để hai tay của họ khoanh lên bụng và bỏ lên miệng một ít gạo sống, một ít tiền lẻ theo tập tục của ông bà xưa.
Cuối cùng, gia đình chuẩn bị một chiếc đũa ăn thường ngày để ngán qua miệng người mất. Sau đó phủ lên mặt của họ một mảnh vải trắng hoặc một tờ giấy. Một ngọn đèn dầu hoặc nến được thắp lên tại đầu giường người mất nằm. Bắt đầu từ giây phút này, gia quyến người mất phải thay nhau túc trực bên giường để bảo quản thi thể tránh chó mèo chạy qua.
Tổ chức tang lễ là nghi thức vô cùng thiêng liêng cho nên việc theo dõi quá trình cũng như xem đám ma cần tế nhị, cẩn trọng. Gia đình chọn giờ lành để khâm liệm cho người mất. Trước khoảng thời gian này là lúc lập bàn thờ vong.
Việc chuẩn bị bàn thờ vong được chuẩn bị với nhiều vật dụng như chuối, hương, nhan, hoa quả theo mùa và di ảnh của người mất. Cỗ hoa trái được kết gắn cầu kỳ thể hiện tấm lòng tiếc thương đến sự ra đi của người thân.
Đến giờ đẹp đã định, tang gia tiến hành nghi thức khâm liệm trước một hồi kèn trống kéo dài. Người khâm liệm sẽ bỏ khăn che mặt và đũa ngáng miệng ra. Tiếp tục dùng mảnh vải trắng bao quanh người mất và dùng hai chiếc bát đỡ gáy lên. Khi xem đám ma, chúng ta có thể quan sát thấy không thể thiếu việc bỏ một bộ chắn vào quan tài. Hành động này nhằm che chắn cho thi thể cũng như khử trùng không gian bên trong sạch sẽ.
Tùy vào phong tục của mỗi gia đình có thể mời Sư thầy hoặc Thầy cúng đến hành lễ nhập quan. Dưới sự hướng dẫn của Sư thầy, thi thể người mất được di chuyển vào trong quan tài. Sau khi thắp hương, sư thầy tiếp tục khấn vái và thực hiện thủ tục phát mộc. Có thể hiểu nghi thức này là việc dùng dao chặt quanh bốn góc của áo quan nhằm xua đuổi mộc tinh và tà ma.
Lễ gọi hồn được thầy cúng thực hiện bằng cách cầm áo người mất ra trước sân hoặc ngoài đường. Tiếp tục quay chiếc áo về bốn hướng Đông, Tây, Nam, Bắc để gọi hồn gọi vía về nhập quan.
Chiếc áo được cất vào trong được xem như linh hồn người mất đã về nhập quan. Sở dĩ nghi thức này được hình thành bởi quan niệm người mất đi thì hồn vía sẽ lang thang khắp nơi. Nghi thức gọi hồn có ý nghĩa kêu gọi họ về để khấn và trình báo lên thiên đình nơi trần gian có người quy tiên.
Gia đình cần chuẩn bị đầy đủ khăn tang, mũ mấn, đồ tang với số con cháu, họ hàng người mất. Trong lúc xem đám ma, con cháu đứng xếp hàng ngay ngắn trước bàn thờ. Quy tắc xếp hàng đứng theo thứ tự từ lớn đến bé. Người con trưởng tiến hành phát khăn, áo cho mọi người còn ai vắng mặt thì đặt đồ lại trên mâm.
Theo quy định của ông bà ta, con cái, con trai, cháu, chắt, chít được phát khăn. Con dâu, con rể thì được chít khăn không cần phải đội mũ. Dựa trên nguyên tắc để tang, tang cha mẹ thì thắt khăn sổ mối, hai dải khăn dài ngắn không giống nhau. Người vợ để tang chồng cũng chít khăn sổ mối. Còn chồng để tang vợ thì quấn vòng tròn quanh đầu. Trong suốt quá trình diễn ra tang lễ, gia quyến người mất luân phiên túc trực bên linh cửu.
Tiếp sau nghi thức phát tang là khoảng thời gian họ hàng, bạn bè, hàng xóm đến phúng viếng. Người xem đám ma ăn mặc tế nhị đến chia buồn cùng gia đình người mất. Trước kia, họ hàng thương phúng viếng hương hoa, xôi gà. Nhưng với sự thay đổi ngày nay, khách viếng thường chia buồn bằng phong bì để gia đình dễ bề lo liệu hậu sự.
Quá trình tang lễ còn diễn ra với các nghi thức phía sau như tế vong, quay cửu, tế cơm, cất đám, chôn cất… Sau đó gia đình tiến hành nghi thức sau đám táng như cúng tuần, cúng 100 ngày và cúng 49 ngày.
Bài viết trên trình bày nghi thức tổ chức tang lễ theo tập quán của dân tộc ta. Qua đây, người đi xem đám ma có thể hình dung toàn bộ quá trình diễn ra của gia đình. Mong rằng những thông tin giúp các bạn tích thêm các hiểu biết cần thiết cho cuộc sống của mình.
Chia sẻ bài viết:
TRẠI HÒM GIA KHANG
UY TÍN - CHU ĐÁO - TẬN TÂM