Tóm tắt nội dung [Ẩn]
Nghĩa trang Củ Chi hay còn được biết đến với tên gọi Nghĩa trang chính sách TP HCM, vì lý do được đặt tại huyện Củ Chi, nên người ta thường gọi vắn tắt như vậy. Nếu như bạn chưa biết bất cứ thông tin nào về địa điểm này thì ngay bây giờ hãy cùng Trại hòm Martino khám phá từ từ qua bài viết dưới đây nhé!
Nghĩa trang thành phố Củ Chi được xây dựng theo mô hình nghĩa trang - công viên, tất cả các phần mộ trong khuôn viên được thiết kế xây dựng sao cho phù hợp với phong thuỷ, cảnh quan đảm bảo tính gọn gàng và yếu tố thẩm mỹ cho toàn bộ nghĩa trang.
Không chỉ vậy, xung quanh nghĩa trang được trồng rất nhiều cây xanh, đem đến nguồn không khí, khí hậu mát mẻ thoải mái cho khách hàng, người viếng thăm, đồng thời những người đã khuất cũng cảm thấy sự thanh tịnh, tôn nghiêm. Không gian nơi đây được thiết kế xây dựng dựa trên sự đơn giản nhưng vẫn đảm bảo được tính trang nghiêm, an tĩnh cho toàn bộ khu vực.
Nghĩa trang chính sách TP. HCM được đặt tại ấp Cây Trắc, xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi, TP. HCM, đây chính là nghĩa trang đặc biệt được xây dựng dành riêng cho nhóm đối tượng trong diện chính sách của nhà nước như người có công với cách mạng, thương binh liệt sĩ,...
Hiện tại, nghĩa trang liệt sĩ huyện Củ Chi có tổng diện tích khoảng 100 ha. Vì tính chất của mục đích sử dụng, theo UBND TP HCM cho biết nghĩa trang Củ Chi được chú trọng vào 2 vấn đề: Vấn đề đầu tiên chính là xây dựng theo kiểu nghĩa trang – công viên và vấn đề thứ hai là phân kỳ đầu tư theo 3 giai đoạn chính.
Theo như dự kiến, diện tích giai đoạn 1 của nghĩa trang là 30ha, tiếp theo là 30 ha và 40ha. Ngoài ra, để tăng tính mỹ quan đồng thời giúp cải thiện môi trường, nghĩa trang sẽ được cách ly với bên ngoài thông qua dãy cây cao su.
Trong quá trình xây dựng nghĩa trang, phía bên UBND TP HCM đã yêu cầu đơn vị thi công giữ vững và đảm bảo sự xanh cho không gian bằng cách hạn chế việc chặt, đốn cây cao su. Vì thế mà dãy cao su đang bao xung quanh khu vực sẽ được giữ lại để làm “bức tường” cách ly.
Không chỉ vậy, để hạn chế tối đa mức độ ảnh hưởng đối với môi trường và đảm bảo tuân thủ đầy đủ và chính xác tất cả các quy định về bảo vệ môi trường, UBND TP HCM còn chỉ đạo bên thiết kế, xây dựng bố trí vị trí của trung tâm hỏa táng sao cho phù hợp với hướng gió, cách ly xa so với khu vực dân cư gần đó.
Theo quy định, những đối tượng sau có đủ điều kiện để được an táng tại nghĩa trang liệt sĩ huyện Củ Chi bao gồm:
Bà mẹ Việt Nam anh hùng
Các đồng chí cách mạng lão thành (hiện đối tượng này do Thành ủy TPHCM giới thiệu).
Cán bộ lão thành cách mạng
Cán bộ tiền khởi nghĩa
Anh hùng lực lượng vũ trang
Anh hùng lao động
Cán bộ tham gia trong hai cuộc kháng chiến nay đã hưu trí hoặc còn đang đương chức kể cả cán bộ có thời gian công tác sau ngày 30/4/1975 (đối với nam có hệ số lương 4,65, nữ là 4,32 trở lên)
Thương binh hạng 1/4 và hạng 2/4
Bệnh binh hạng 1/3 và 2/3
Thân nhân của liệt sĩ đang hưởng trợ cấp nuôi dưỡng
Người có công giúp đỡ cách mạng đang hưởng trợ cấp nuôi dưỡng.
Cựu chiến binh
Để xin cấp đất mai táng tại Nghĩa trang Củ Chi, bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:
Giấy chứng tử hoặc giấy phép mai táng
Giấy giới thiệu của Phòng LĐTBXH quận huyện hưởng chế độ (đối với nhóm đối tượng có công với cách mạng)
Giấy giới thiệu của Bảo hiểm xã hội quận huyện (đối với cán bộ hưu trí)
Bản sao giấy giới thiệu của cơ quan quản lý và quyết định lương của người quá cố (Đối với cán bộ đương chức).
Hồ sơ xin cấp phép nộp tại Sở LĐTBXH vào giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6.
Hồ sơ xin an táng tại Nghĩa trang chính sách Củ Chi
Có 2 lưu ý bạn cần để tâm đó chính là:
Việc cấp đất mai táng cho người đã khuất tại nghĩa trang này hoàn toàn không mất phí, chính vì vậy việc “mua suất” được xem là trái với pháp luật.
Gia đình có thể xây mộ cho người đã khuất theo ý muốn, phù hợp cảnh quan chung.
Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về thông tin của nghĩa trang Củ Chi. Cảm ơn bạn đã theo dõi!
Chia sẻ bài viết:
TRẠI HÒM GIA KHANG
UY TÍN - CHU ĐÁO - TẬN TÂM