Tóm tắt nội dung [Ẩn]
Hỏa táng hiện được nhiều gia đình có người mất lựa chọn trong những năm gần đây. Mặc dù khá phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ đặc điểm về hình thức này. Vậy hỏa táng là gì? Quy trình thực hiện tại lò hỏa thiêu ra sao? Mời các bạn hãy cùng traihomgiakhang.com theo dõi những thông tin sau đây nhé!
Sự sống và cái chết là hai yếu tố luôn hiện diện trong cuộc đời mỗi con người. Một kiếp người bắt đầu từ giây phút chào đời và kết thúc bằng cái nhắm mắt xuôi tay. Thân xác con người khi mất đi sẽ được người thân mai táng theo nhiều cách khác nhau. Dù phương pháp mai táng nào được áp dụng thì mục đích cuối cùng vẫn đưa linh hồn người mất về nơi an nghỉ cuối cùng.
Hỏa táng là hình thức mai táng khá phổ biến tại Việt Nam. Từ xa xưa, lễ hỏa thiêu đã được hình thành tại các quốc gia phương Tây. Hình thức này khá phù hợp với điều kiện môi trường và xã hội nước ta. Do vậy mà từ khi du nhập cho đến nay, hỏa táng nhanh chóng trở thành phương án được nhiều gia đình áp dụng, đặc biệt là vùng dân cư tại các thành phố lớn.
Hỏa thiêu được hiểu là phương pháp mai táng người mất bằng cách đốt cháy thi thể. Quá trình này được diễn ra trong lò thiêu với nhiệt độ lên đến 1400 độ C. Phần tro cốt còn lại sau khi thiêu sẽ được gia đình nhận về và tiến hành nghi thức an táng tiếp theo.
Tại nước ta, lễ hỏa thiêu phổ biến được các trung tâm tang lễ chuẩn bị nhiều nhất bằng điện hoặc bằng ga. Gia đình có thể lựa chọn phương pháp hỏa táng theo hai loại cơ bản như sau:
Nghi thức này chủ yếu xuất hiện tại các khu vực miền Nam nước ta. Khi thực hiện thủ tục hỏa táng hoàn toàn, thi thể người mất sẽ được thiêu cháy toàn bộ đến khi còn lại tro và cốt vụn. Quá trình thiêu nhanh chóng diễn ra trong thời gian ngắn và không cần nhân viên nhà tang lễ canh chừng. Vì vậy mà hình thức này đã giúp gia đình tiết kiệm chi phí hiệu quả hơn.
Quy trình hỏa thiêu tại Việt Nam diễn ra như thế nào?
Đúng như tên gọi của nó, ngọn lửa từ phương pháp này không “biến” thi thể người mất thành tro vụn. Thay vào đó, phần xương cốt vẫn được giữ nguyên đến 98% nhờ vào cách nhà tang canh chừng thời gian thiêu xác thịt. Đa phần những gia đình miền Bắc thường có xu hướng áp dụng hình thức hỏa thiêu một phần hơn.
Toàn bộ quá trình hỏa táng được diễn ra tại các lò thiêu trong trung tâm tang lễ lớn. Kết thúc lễ hỏa thiêu, phần cốt tiếp tục được nhân viên nhà tang thu lượm và chuyển sang giai đoạn vệ sinh và cán mịn. Kết quả gửi về cho gia đình bao gồm chiếc bình, hủ hoặc tiểu đựng tro cốt người thân trong đó.
Tùy vào phong tục của từng quốc gia, dân tộc, tôn giáo, vùng miền sẽ có quy định xử lý hũ tro cốt không giống nhau. Đối với những gia đình thờ phụng Phật giáo thể gửi hũ tro cốt của người thân nương nhờ nơi cửa Phật. Đây cũng là cách giúp cho linh hồn người mất tìm về chốn thanh tịnh bình yên và sớm được siêu thoát.
Bên cạnh đó, nhiều gia đình có thể nhận nhận hũ tro cốt về tiến hành chôn cất thông thường. Điều này làm hạn chế gánh nặng mua đất nghĩa trang và giúp tang gia tiết kiệm nhiều chi phí hơn. Một vài địa phương vùng nông thôn còn thờ phụng tro cốt người thân ngay tại bàn thờ gia tiên. Với quan niệm này, con cháu có thể hằng ngày lau chùi hũ tro cốt và thể hiện tấm lòng thành kính tri ân với người thân đã ra đi.
Tại một số khu vực khác còn áp dụng tập tục rải tro cốt xuống sông, núi, biển hồ. Hình thức này đại diện cho quy luật tồn tại tuần hoàn của tự nhiên. Tức khi con người sinh ra từ đất mẹ đến cuối cùng vẫn sẽ rũ bỏ hồng trần trở về cát bụi.
Ngoài ra, nhiều người còn quan niệm việc rải tro cốt muôn nơi sẽ khiến người thân được luân hồi chuyển kiếp nhanh hơn. Với ý nghĩa cao đẹp như vậy nên nhiều người trước lúc lâm chung thường mong muốn được tiến hành thi lễ hỏa thiêu hoàn toàn và rải tro cốt đi xa.
Từ xa xưa, ông cha ta vẫn áp dụng phương pháp mai táng người mất bằng địa táng. Tuy nhiên hình thức này chỉ phù hợp trong thời buổi ít dân nhiều đất. Còn với sự phát triển của nước ta hiện nay thì địa táng dường như không còn phù hợp.
Đặc biệt tại các thành phố lớn, dân cư tập trung đông đúc và quỹ đất càng bị thu hẹp. Tổ chức lễ hỏa thiêu và lưu trữ tro cốt giúp nhiều nghĩa trang giảm bớt áp lực quá tải. Từ đó, gia đình chỉ cần bỏ ra một khoản chi phí lưu trữ tro cốt nhỏ mà không cần mua đất xây dựng mộ phần.
Việc thiêu cháy thi thể còn giúp triệt tiêu mầm bệnh trên người đã khuất và góp phần bảo vệ môi trường. Mong rằng những chia sẻ từ bài viết trên đã giúp các bạn phần nào hiểu hơn về lễ hỏa táng của Việt Nam.
Chia sẻ bài viết:
TRẠI HÒM GIA KHANG
UY TÍN - CHU ĐÁO - TẬN TÂM