Tóm tắt nội dung [Ẩn]
Tang lễ là nghi thức vô cùng thiêng liêng và quan trọng đối với người mất. Đây là khoảng thời gian đau thương và suy sụp nhất mà người thân sẽ trải qua.
Tuy vậy nhưng gia đình cần lo liệu hậu sự chu toàn, tránh những điều kiêng kỵ trong đám ma. Hãy cùng Gia Khang tích lũy một số thông tin hữu ích thông qua bài viết sau đây nhé!
Sinh lão bệnh tử là quy luật tồn tại thường tình của con người. Cuộc đời được tính từ giây phút cất tiếng khóc đầu tiên cho đến lúc nhắm mắt xuôi tay. Dẫu biết sinh mệnh là hữu hạn nhưng người ở lại cũng khó tránh khỏi cảm giác đau thương tột độ. Khách viếng ghé thăm gia quyến trong đám ma nhằm san sẻ nỗi buồn và bày tỏ sự tôn trọng với người mất.
Tang lễ là sự kiện hệ trọng của một gia đình. Người tham gia đám tang cần chú trọng đến cách ăn mặc và hành xử đúng lễ nghĩa. Bạn bè, hàng xóm, khách viếng chỉ nên mặc trang phục đơn giản, tối màu hoặc sử dụng đồ màu đen, màu trắng. Tuyệt đối không được ăn mặc áo ngắn, quần ngắn, trang phục hở hang, lòe loẹt.
Nguyên tắc tham dự tang lễ cần chú trọng đến cách hành xử tế nhị. Không được cười nói quá lớn hoặc nô đùa ầm ĩ. Nếu khách viếng là những người cao tuổi, phụ nữ có thai hoặc trẻ nhỏ thì chỉ nên thắp hương tại gia. Không được trực tiếp viếng tang vào lúc khâm liệm, an táng hoặc cải táng. Điều này nhằm hạn chế hơi lạnh từ thi thể người mất truyền sang thân thể yếu của người sống. Từ đó tránh được bệnh tật và những điều không may.
Quá trình tổ chức tang lễ diễn ra bao gồm rất nhiều nghi thức như lập bàn thờ vong, khâm liệm, phát tang, gọi hồn, nhập quan, mai táng. Tùy vào tập tục truyền thống mà gia đình có thể mời Thầy cúng hoặc Sư thầy về chủ trì tang lễ. Từ lúc người thân trút hơi thở cuối cùng đến khi hoàn tất thủ tục an táng, gia đình cần lưu ý những điều kiêng kỵ như sau:
Không được để động vật, chó, mèo, chuột chạy qua thi thể người mất. Đặc biệt là lúc chưa nhập quan, người nhà cần thay nhau túc trực bên thi hài người quá cố. Bên cạnh việc bày tỏ lòng thương tiếc trước sự ra đi của người mất. Việc trông giữ thi hài còn bảo vệ người thân trước hiện tượng “quỷ nhập tràng” mà ông bà ta đã răng dạy từ xưa.
Tổ tiên ta có câu “sống gửi thác về” nhằm biểu thị ý nghĩa cuộc đời con người ở trần gian chỉ là khoảng thời gian tạm bợ. Mãi cho đến lúc chết, con người mới chính thức bắt đầu cuộc hành trình mới ở cõi vĩnh hằng.
Bởi vậy mà gia đình cần lo liệu hậu sự chu toàn để người mất ra đi thật thanh thản. Khách viếng và gia quyến nên tránh để nước mắt rơi vào thi hài trong đám ma. Nước mắt biểu thị cho sự lưu luyến cõi hồng trần khiến linh hồn không thể siêu thoát. Từ đó mà người thân bị ám ảnh khiến cuộc sống trở nên rối ren.
Trong quá trình di chuyển linh cửu đến nơi chôn cất cần khiêng nhẹ nhàng và cẩn thận. Những người khiêng quan tài nên đi thật chậm để thi hài nằm yên và thể hiện sự lưu luyến với người đã khuất. Sau khi chôn cất, người đưa tang không được quay đầu lại khi ra về.
Kiêng sử dụng quần áo hay đồ dùng của người còn sống cho người quá cố. Vì theo quan niệm dân gian, điều này sẽ mang đi một phần người sống và khiến họ trở nên ngớ ngẩn, hay quên. Ngoài ra, người ở lại cũng không nên sử dụng giường thừa, quần áo thừa, đồ dùng thừa của người đã khuất.
Cha mẹ là người mang nặng đẻ đau, làm lụng vất vả nuôi con cái khôn lớn. Tuân theo đạo hiếu, con người cần phải phụng dưỡng, tiễn đưa cha mẹ. Vì vậy mà việc cha mẹ đưa tang con cái được xem là trái với đạo lý thường tình. Những người con chết trẻ, ra đi trước cha mẹ sẽ mang tội bất hiếu.
Trong đám ma kiêng để người ra đi ở trần và gia đình cần chuẩn bị trang phục sạch sẽ cho họ ra đi. Đặc biệt trong nghi thức khâm liệm của người phương Đông, người thân trước khi trút hơi thở cuối cùng sẽ được thay đổi một bộ quần áo đẹp. Hoặc sau khi người mất, gia đình dùng rưởi hoặc nước thơm để tắm rửa sạch sẽ và thay bộ đồ mới.
Khi chuẩn bị hậu sự, gia đình cần treo mảnh vải trắng, tờ giấy trắng ở trước cổng. Điều này nhằm báo cho hàng xóm và những người xung quanh biết trong nhà có người thân ra đời. Đồng thời người thân cần gọi điện thông báo cho bạn bè, họ hàng xa gần và kêu con cháu về chịu tang.
Tổ chức tang lễ cần kiêng kỵ mai táng người mất vào ngày trùng tang. Vì theo quan niệm nhân gian nếu mai táng vào ngày này sẽ có thần trùng tang về bắt con cháu trong nhà đi tiếp. Suốt khoảng thời gian chịu tang, con cháu trong gia đình phải kiêng không được tham dự đình đám, hội hè, cưới hỏi. Hạn chế đến người khách vào lễ tết đầu năm.
Bài viết trên cung cấp một số điều kiêng kỵ trong đám ma mà gia đình cần lưu ý. Mong rằng đây là những chia sẻ hữu ích giúp cho tang gia lo liệu hậu sự cẩn trọng, chu toàn.
Chia sẻ bài viết:
TRẠI HÒM GIA KHANG
UY TÍN - CHU ĐÁO - TẬN TÂM